Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Biểu đồ tiền cưới


Có thể bạn là những nhà quản lý nổi tiếng cẩn thận, hay là một nhân viên mẫn cán chi tiết nhất công ty, bạn chưa bao giờ gặp rắc rối trong chuyện tiền bạc khi phân bổ và tiêu xài cho một dự án. Đó hoàn toàn là một kỹ năng tốt, rất tốt. Nhưng khi đem áp dụng vào chuyện cưới xin của mình, thực tế lại khác đi đôi chút…
Có lẽ khi bắt tay vào chuẩn bị đám cưới, dù cho có hay không sự trợ giúp của các wedding planner (công ty lên kế hoạch cưới), thì việc đầu tiên bạn phải làm, dù chỉ hai bạn hoặc có thêm sự hội ý của cha mẹ hai bên, là định ra một hạn mức ngân sách cho toàn bộ cuộc phiêu lưu tốn kém này.
Đồng ý, một công ty kế hoạch cưới sẽ tư vấn cho bạn rất nhiều trong việc lựa chọn một con số hợp lý, và phân chia nó ra từng phần nhỏ một cách có khoa học nhất. Nhưng thiết nghĩ bạn nên có cho mình một giới hạn cụ thể, để có thể kiểm soát được con số cuối cùng, và phần nào tự định lượng được những kỳ vọng cùa trong sự tương quan có lý. Chuyện không đơn giản như bạn nghĩ, có thể bạn là những nhà quản lý nổi tiếng cẩn thận, hay là một nhân viên mẫn cán chi tiết nhất công ty, bạn chưa bao giờ gặp rắc rối trong chuyện tiền bạc khi phân bổ và tiêu xài cho một dự án. Đó hoàn toàn là một kỹ năng tốt, rất tốt. Nhưng khi đem áp dụng vào chuyện cưới xin của mình, thực tế lại khác đi đôi chút. Lúc trước là dùng tiền của công ty, giờ là dùng tiền của mình. Nội việc suy đi tính lại, có làm cái này không, nên có cái kia không cũng làm bạn rã cả người. Chưa kể việc phân chia trước sau, phân bổ cái nào cái nào lại là một rắc rối khác.
Ngày xưa, đa phần tiền cưới là do bố mẹ đôi bên (mà chủ yếu là chú rể) chi ra. Vì mọi người cưới nhau khá sớm, nên chưa kịp ổn định việc làm, bố mẹ vì thế mà có trách nhiệm (và bản thân họ cũng muốn điều này) đứng ra lo cho tất cả.
Thời hiện đại, khuynh hướng kết hôn trễ ngày càng tăng, chí ít cũng phài ngoài 23 tuổi. Đa phần các bạn trẻ đã đi làm, công việc khá ổn, bố mẹ cũng bớt đi nhiều gánh lo, trong đó có gánh lo dán nhãn “cưới hỏi”. Và khi mọi chuyện diễn ra quá nhiều, nó trở thành một thói quen mới của xã hội. Bố mẹ đại gia thì đôi khi phụ trợ đôi trẻ vài phần, còn trọng trách thường hai vợ chồng chia nhau gánh vác. Và sự việc càng không đơn giản nếu bạn không những bao toàn tập đám cưới của mình mà còn thầu luôn cả tuần trăng mật sau đó và những dự định sau này cho gia đình nhỏ của mình. Ấy là lý do mà bạn phải rất chỉnh chu với từng con số, những con số ảnh hưởng đến cuộc đời hôn nhân của bạn.
Số liệu thu thập được từ 1,000 cặp vợ chồng ở Mỹ do tổ chức điều tra hôn nhân gia đình USA thực hiện năm 2008.
Số liệu cho thấy từng phần phân bổ vào từng hạng mục khác nhau của toàn đám cưới. Khá nhiều và phức tạp. Tất nhiên sẽ có sự thay đổi tùy vào nền văn hóa, quan niệm gia đình và mức độ quan trọng của từng khâu (đối với cặp vợ chồng ấy), nhưng… một lần nữa, hãy để chuyện chi tiết ấy cho công cụ quản lý ngân sách hoặc từ gợi ý của một công ty kế hoạch cưới chuyên nghiệp. Việc của bạn là hiểu về khái quát chung của chuyện tiền nong và đề ra một giới hạn chính đáng.
Một đám cưới ngày nay trung bình khoảng 250 triệu VND trở lên (tương đương 11,000 USD), con số thực tế thay đổi theo thời giá thị trường và mức độ cầu kỳ phức tạp của chủ nhân.
Sau khi sơ bộ tính toán tổng số tiền mình cần, bạn cần ra soát lại lần cuối cùng về mặt số lượng, cùng lúc với các thao tác sau:
- Xem lại số lượng khách mời. Thử tách riêng nhóm khách chính, và nhóm khách dự phòng. Xem thử số tiền sẽ giảm đi thế nào nếu chỉ có nhóm chính.
- Phần nào có thể đặt trước thì hãy đặt trước. Việc hoàn tất trong một thời hạn gấp rút khi nước tới chân mới nhảy có thể dẫn tới những phát sinh chi phí không ngờ.
- Giảm nhẹ đi những phần cồng kềnh trong tiệc cưới, ví dụ: trang trí hoa cho toàn bộ sảnh, thì giờ bạn chỉ trang trí tập trung cho phần sân khấu và lối đi.
- Thử quên đi những thứ quá xa xỉ như mướn một chiếc limo chẳng hạn.
- Hãy biết thật rõ mình muốn gì cho bức tranh ngày cưới. Bởi tất cả những việc này đều được biểu hiện ra ngoài dưới những con số.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More