Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Những quan niệm kiêng kị trong đám cưới



Đám cưới ở Việt Nam được xem như một sự kiện trọng đại đối với cả gia đình. Và trong sự kiện trọng đại này sẽ luôn gắn với những quan niệm kiêng kị, tránh làm một số điều với hi vọng cho cặp đôi uyên ương sẽ chung sống hạnh phúc, đầu bạc răng long. Và sau đây là một số kiêng kị phổ biến và được tin nhất:
1. Xem tuổi: Xem tuổi được xem là khâu đầu tiên để tiến hành đám cưới, thậm chí với những gia đình còn hơi phong kiến thì nếu hai bạn không hợp tuổi nhau thì sẽ còn bị cấm đoán không cho lấy nhau nữa đấy.

2. Chọn ngày tốt: sau khi xem tuổi của cô dâu, chú rễ hai bên gia đình phải cùng nhau bàn bạc và định ngày ăn hỏi, ngày cưới. Ngày định phải là ngày tốt, hợp cả tuổi cô dâu và chú rễ. Người ta quan niệm rằng, chọn ngày tốt thì tình duyên của cặp uyên ương cũng sẽ suôn sẻ.
3. Ăn hỏi: khi đã chọn được ngày tốt và tiến hành đám hỏi,nhà trai tiến hành lễ ăn hỏi bên nhà gái thì cô gái không được xuất hiện trước mặt mọi người mà phải ngồi trong phồng đợi cho đến khi hai bên gia đình bàn chuyện xong xuôi, đến khi chú rễ vào phòng đón cô dâu ra để mời nước họ hàng. Những cô dâu xuất hiện trước sẽ bị cho là vô duyên và không lễ phép.
Trong đám hỏi ở miền Bắc thì nhà gái sẽ làm lễ xé cau, dùng tay bẻ những quả cau mà nhà trai mang sang để cúng ông bà tổ tiên, ở giai đoạn này tuyệt đối không dùng dao để cắt cau, vì quan niệm rằng tình cảm vợ chồng sẽ bị chia cắt.
Đối với lễ hỏi ở miền Nam chú rễ sẽ là người xé cau, cô dâu sẽ sắp xếp trầu để thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. Trong công đoạn này theo quan niệm nếu ai làm nhanh hơn, sau này người đó sẽ nắm quyền trong gia đình.
4. Đón dâu:
- Lúc cô dâu về nhà trai thì không được ngoảnh đầu nhìn lại phái sau mà phải đi thẳng về phía trước vì theo quan niệm cho rằng các cô dâu đi ngoảnh đầu lại phía sau thường cứng đầu và sau này khó dạy bảo, họ cũng không hoàn thành tốt công việc nhà chồng.
- Khi rước dâu sang nhà trai, mẹ cô dâu cũng không được phép theo, và mẹ chồng cũng không được đứng trước cửa để đón con dâu. Vì để tránh cho con dâu không bỏ nhà chồng theo mẹ đẻ và tránh cho mẹ chồng nàng dâu không xung khắc nhau.
- Những cô dâu xung khắc tuổi với chồng hoặc cha mẹ chồng và đặc biệt những cô dâu mang bầu thì không được đi cửa chính và không được lạy trước bàn thờ tổ tiên. Vì sẽ làm cho nhà chồng làm ăn không tốt và hay gặp điều không may.
5. Lễ cưới: Trong đám cưới thì những người có tang hay có bầu không nên dự đám cưới vì sẽ mang lại điều xui cho cô dâu, chú rễ.
Nhẫn cưới của cô dâu chú rễ phải là nhẫn trơn, và nhẫn đó không được đeo trước hay cho bất cứ ai đeo vào để tránh những điều không may.
6. Phòng tân hôn: Phòng tân hôn của cô dâu chú rễ phải được chuẩn bị trước, việc trải chiếu cho phòng tân hôn phải chọn người phụ nữ có tuổi và người được chọn đó chỉ có 1 chồng, hôn nhân hạnh phúc, mắn đẻ để mong mang lại những điều tốt cho cặp uyên ương mới. Phòng tân hôn phải đóng kín cửa và tuyệt đối không ai được vào ngoại trừ cô dâu, chú rễ.
Trên đây là những kiêng kị cơ bản trong lễ cưới hỏi mà bạn thường gặp, và đây là những kiêng kị mà hiện giờ vẫn còn và bạn sẽ thấy được áp dụng trong bất kì lễ cưới hỏi nào kể cả trong thời đại hiện nay.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More