Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Định nghĩa nhiếp ảnh cưới tự do ngày nay


Chưa có một tài liệu nào ở Việt Nam định nghĩa một cách rõ ràng về công việc của những nhiếp ảnh cưới tự do, trong khi đây thực sự là một ngành nghề đang phát triển một cách có hệ thống và chuyên nghiệp hiện nay.
Chưa có một tài liệu nào ở Việt Nam định nghĩa một cách rõ ràng về công việc của những nhiếp ảnh cưới tự do, trong khi đây thực sự là một ngành nghề đang phát triển một cách có hệ thống và chuyên nghiệp hiện nay.
Định nghĩa một nhiếp ảnh cưới tự do
Những cá nhân sở hữu tài năng và niềm đam mê nhiếp ảnh nhận thấy rằng sự nghiệp chụp ảnh tự do cho họ cơ hội được làm việc và được chi trả cho những gì họ thích làm. Nhiếp ảnh tự do tương đối ít tốn chi phí để bắt đầu và hoạt động hơn đa số các lĩnh vực kinh doanh khác.
Những nhiếp ảnh tự do thành công thường là những người sáng tạo và cũng có khả năng kinh doanh tốt. Sự sáng tạo liên quan đến khả năng nắm bắt những khoảnh khắc độc đáo hoặc những khoảnh khắc được xắp đặt thông qua ống kính. Kiến thức hay kỹ thuật tiên tiến về lĩnh vực chụp ảnh không thực sự ảnh hưởng đến công việc của một nhiếp ảnh cưới tự do vì tính chất thương mại và những cơ hội cho công việc này được phát triển trên một nền tảng khác biệt. Sự hiểu biết về công nghệ kĩ thuật số và thiết kế là một lợi thế nhất định cho họ bởi vì thị trường và khách hàng ngày nay được tiếp cận chủ yếu bằng phương thức trực tuyến và email. Một năng khiếu kinh doanh là cần thiết vì các nhiếp ảnh tự do phải tự tổ chức công việc, quản lý thời gian và quảng bá hình ảnh cá nhân của họ.
Cơ hội làm việc của các nhiếp ảnh cưới tự do thường là vô tận. Họ có khá nhiều lựa chọn cho công việc của mình như chụp ảnh ngoại cảnh, ảnh cưới phóng sự, ảnh chân dung, gia đình và cả sự kiện. Tuy nhiên,sự cạnh tranh trong lĩnh vực này là một điều tất yếu.
Ngày nay rất nhiều gia đình sẵn sàng tốn chi phí cao để thuê một nhiếp ảnh cưới tự do trong ngày cưới của họ. Đa phần các nhiếp ảnh cưới tự do phải có khả năng chụp ảnh phóng sự tốt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Họ hoạt động như một nhân vật trong sự kiện và chủ yếu quan sát những gì đang diễn ra tại một đám cưới để diễn đạt qua hình ảnh của mình.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa các nhiếp ảnh cưới tự do ở Việt Nam và nước ngoài là đa phần các nhiếp ảnh cưới tự do ở nước ngoài dành rất nhiều thời gian cho những bộ ảnh phóng sự của họ và hầu như toàn bộ ảnh của họ cũng là ảnh cưới phóng sự. Họ vẫn được thuê để chụp ảnh ngoại cảnh nhưng bạn sẽ bắt gặp họ trong hậu trường ngày cưới và tiệc cưới nhiều hơn. Trong khi nhiếp ảnh cưới tự do ở Việt Nam vẫn chỉ được biết nhiều qua những bộ ảnh ngoại cảnh. Có lẽ một phần cũng do sự khác biệt về thị trường lẫn nhu cầu của khách hàng trong thời điểm hiện tại.

Theo bạn, khó khăn lớn nhất của một photographer ở Việt Nam hiện nay là gì? (chỉ nói về ảnh cưới) –Marry.vn
Khó khăn lớn nhất của nhiếp ảnh cưới (chúng ta tạm nói đến những người đủ khả năng sáng tác ảnh) nằm ở 2 chữ: trọn gói. Phần lớn khách hàng đều cần sự ‘trọn gói’, trong khi ‘photographer’ đơn thuần họ là chụp ảnh chứ ko phải là thiết kế, cắm hoa, trang điểm, vận chuyển… Để thực sự có đủ kha năng để phát triển lên “trọn gói” thì các nhiếp ảnh cưới phải có sự đầu tư dài lâu, một vấn đề rất đau đầu. 5 năm trở lại đây, chỉ có khoảng vài nhiếp ảnh nghiệp dư và tự do phát triển dịch vụ trọn gói. – Đặng Quốc Chương – Pro K (nhiếp ảnh tự do).

Làm việc với các nhiếp ảnh cưới tự do bạn nên lưu ý một chút những điều sau đây để sự tương tác giữa bạn và nhiếp ảnh cưới được hiệu quả nhất:
- Thông thường bảng giá dịch vụ của các photographer sẽ được gửi qua email hoặc trao đổi trực tiếp để thống nhất về dịch vụ cũng như chi phí sau đó. Việc thỏa thuận về chi phí chỉ nên được thực hiện từ 1-2 lần. Và sẽ rất không hay nếu bạn chỉ gửi một dòng email hỏi về chi phí và giá cả. Khi trao đổi về phần này bạn cũng nên tinh ý một chút nhé.
- Một nhiếp ảnh cưới sẽ quan tâm về sở thích và gu thẩm mỹ của khách hàng đối với hình ảnh của họ nhiều hơn là các Studio.
- Bạn có thể mời photographer của mình đến dự tiệc cưới. Anh ấy hoặc cô ấy có thể sẽ không đến dự vì bận rộn hoặc vì lý do nào đó nhưng một lời mời hay một chiếc thiệp mời là việc đúng đắn và cần thiết.
- Nếu bạn thực sự chưa chọn được một dịch vụ phù hợp có thể liên hệ Marry để được tư vấn chi tiết.
Có vẻ như đây đang là một xu hướng mới cho năm 2011 – 2012, khi mà các phong cách như chụp ảnh cưới vintage, ảnh cưới phóng sự đang trở nên quá đại trà.
Nếu bạn từng xem qua bài viết Những ý tưởng nhỏ và đáng yêu cho ngày cưới (Phần 2) chắc không thể quên ý tưởng thực hiện một bộ ảnh cưới rất thú vị nhờ sự “can thiệp” của photoshop. Có vẻ như đây đang là một xu hướng mới cho năm 2011 – 2012, khi mà các phong cách như chụp ảnh cưới vintage, ảnh cưới phóng sự đang trở nên quá đại trà.
Ảnh: Marianne Taylor London Wedding Photographer

Đẹp hơn và thu hút hơn
Tại sao lại gọi là phong cách ảnh cưới “story book”? Như bạn đã biết, từ “story book” được dùng trong Tiếng Việt là “sách ảnh”. Sách ảnh khác với một cuốn album ảnh thông thường ở chỗ chúng truyền tải một câu chuyện hoặc một kỉ niệm đẹp nào đó của mỗi cặp đôi. Sách ảnh cho phép bạn nới rộng phạm vi truyền đạt ý tưởng, thông điệp, câu chuyện của mình. Vì thế, khi cầm một cuốn sách ảnh trên tay, người xem luôn cảm thấy bị thu hút và hấp dẫn hơn về mặt hình thức.
Hai yếu tố khác biệt chính yếu mà bạn dễ nhận ra nhất giữa Sách ảnh và Album là:
-         Kích thước, khổ giấy và trọng lượng: Khổ của một quyển sách ảnh đa phần nhỏ hơn và gọn hơn so với một cuốn album. Phổ biến nhất là những quyển sách ảnh khổ vuông hoặc chữ nhật nằm ngang. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất nằm ở trọng lượng của sách ảnh, chúng rất nhẹ và tiện lợi.
-         Chất liệu: Bạn cũng có thể cảm nhận sự khác biệt về chất liệu của sách ảnh. Thông thường chúng mịn hơn và không có độ bóng.
Ảnh: Marianne Taylor London Wedding Photographer
Về nội dung, một cuốn sách ảnh luôn có phần mở đầu và phần kết thúc. Về hình thức, chúng được thiết kế một cách tỉ mỉ hơn, có thông điệp và ý định rõ ràng. Cô dâu và chú rể phải có hẳn một kịch bản hoặc một bản phác thảo về ý tưởng cho bộ ảnh của họ.
Ví dụ:
Mở đầu: Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa hai người (lúc này họ có thể chỉ mới là bạn bè, hoặc thậm chí là những người xa lạ). Hoặc phần mở đầu có thể là một địa điểm đánh dấu ngày hai người chính thức đi bên nhau.
Phần thân: Đa số nội dung chính của bộ ảnh cưới sẽ xoay quanh lễ cưới và tiệc cưới của cô dâu và chú rể, bao gồm cả những chi tiết nhỏ đang diễn ra và cả bạn bè, người thân.
Phần kết: Luôn là một kết thúc mở vì đâu ai muốn chặng đường của mình quá ngắn đúng không?
Tuy nhiên, có một số điểm mà bạn cần lưu ý khi muốn bắt tay vào thực hiện một “story book”:
Quan trọng ở phần Mở đầu và Kết thúc: Phần mở đầu luôn quan trọng vì đây là đoạn mà người xem sẽ nhận thức về nội dung mà họ sắp xem qua. Nếu phần mở đầu của bạn quá chung chung thì nội dung của “story book” sẽ mất đi toàn bộ mạch câu chuyện. Tương tự, phần kết thúc phải nhấn mạnh lại mạch của câu chuyện, là sự đúc kết của toàn bộ nội dung có trước, nhưng đồng thời vẫn phải mở ra một chương mới.
Sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn: Vì phải cắt ghép và thậm chí lên hẳn một concept thiết kế riêng nên thời gian để thực hiện sách hẳn cũng lâu hơn, tốn nhiều thời gian và công sức hơn. Thời gian tốn nhiều nhất cho một cuốn sách ảnh có lẽ nằm ở giai đoạn chuẩn bị. Bạn phải lên kế hoạch cụ thể cho từng phân cảnh, thậm chí cho từng trang trong cuốn sách ảnh của bạn.
Ảnh: Marianne Taylor London Wedding Photographer

Sách ảnh không được trang trọng bằng Album?
Có nhiều CD-CR và chú rể đắn đo giữa sách ảnh và album cũng vì lý do chúng trông có vẻ như một cuốn tạp chí thông thường, không có vẻ trang trọng và không có tính lưu trữ qua thời gian. Tuy nhiên, trên thực tế một cuốn album hay sách ảnh có sang hay không vẫn phụ thuộc vào chất liệu mà bạn sử dụng, hình thức mà bạn chọn và tay nghề của người thực hiện.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More